1982
Theo thống kê, ngành Dệt may - Da giầy hiện có trên 8000 doanh nghiệp với trên 3 triệu lao động. Trong chiến lược phát triển ngành Dệt may - Da giầy Việt Nam đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung mỗi năm là khoảng 2300 cử nhân, kỹ sư công nghệ, thiết kế.
Sinh viên ngành Công nghệ Dệt – May, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Ngành Dệt may - Da giầy là một trong những ngành có doanh số xuất khẩu liên tục tăng trong nhiều năm và thuộc nhóm có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đóng góp hơn 49 tỷ USD (bằng 22,9%) kim ngạch xuất khẩu cả nước; tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may, da giầy Việt Nam đã đạt hơn 50%.
Theo thống kê, ngành Dệt may - Da giầy hiện có trên 8000 doanh nghiệp với trên 3 triệu lao động. Trong chiến lược phát triển ngành Dệt may - Da giầy Việt Nam đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung mỗi năm là khoảng 2300 cử nhân, kỹ sư công nghệ, thiết kế. Thực tế sản xuất của ngành đang đòi hỏi một lượng lớn các kỹ sư thuộc các chuyên ngành như: Sợi, Dệt, Nhuộm, Thiết kế sản phẩm may, Công nghệ sản phẩm may, Thiết kế Thời trang và Công nghệ da giầy…
Nhằm mang đến những sản phẩm may mặc, giày dép "mang thương hiệu Việt" chất lượng cao và có giá trị để xuất khẩu ra thị trường quốc tế, ngành dệt may đòi hỏi đội ngũ kỹ sư giỏi chuyên môn và sáng tạo. Chất lượng nguồn nhân lực luôn được các doanh nghiệp xác định là một trong những điều kiện đầu tiên để đón nhận cơ hội và phát huy nội lực trong sản xuất và phát triển. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành này luôn dễ dàng tìm được việc làm khi ra trường.
Đánh giá về nhu cầu nhân lực của ngành diệt may, Th.S Hoàng Thị Thoa – Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông cho biết: "Sinh viên tốt nghiệp ngành diệt may có rất nhiều cơ hội để làm việc: làm quản lý, thiết kế dây chuyền và các quy trình dệt may, thiết kế vải sợi, sản phẩm dệt may, da giầy; phụ trách kỹ thuật dệt, nhuộm, công nghệ may và công nghệ sản phẩm da giầy, đặc biệt là các vị trí thiết kế, làm dập mẫu, kiểm soát chất lượng vải, kỹ thuật may luôn thiếu nhân lực”.
Học sinh tìm hiểu ngành nghề tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đào tạo ngành Công nghệ Dệt – May với 2 chuyên ngành là Công nghệ dệt may và Công nghệ may. Khi học tại HUFI, người học được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực may và thời trang làm cơ sở cho việc áp dụng những nguyên lý thiết kế và kỹ thuật cũng như các kỹ năng thực hành vào quá trình phát triển các sản phẩm may, tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp, xây dựng qui trình làm việc và hợp lý hóa sản xuất may, thiết kế cải tiến điều kiện nhà xưởng và các trang thiết bị góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm may. Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng về quản lý, kinh doanh dịch vụ hàng may mặc, thời trang, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, tiếp thị trong lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc. Vào học kỳ cuối, sinh viên được ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế tại doanh nghiệp.
04 phương thức xét tuyển ngành Công nghệ Dệt – May:
Xem thêm :