Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng thông qua ngày 22/1/2020: “Du lịch Việt Nam thực sự là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam sẽ thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới”.

Thẩm định đề án mở ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn – Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM phát biển khai mạc buổi thẩm định

Vì vậy, nguồn nhân lực ngành Quản trị khách sạn là sự quan tâm hàng đầu của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở du lịch trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Nắm bắt xu thế phát triển đó, với mong muốn trở thành một trong những đơn vị đi đầu cả nước trong đào tạo nhân lực có chất lượng ngành Quản trị Khách sạn. Căn cứ vào tiềm năng, điều kiện và khả năng thực tế, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã hoàn thành đề án mở ngành đào tạo ngành Quản trị Khách sạn, trình Hội đồng thẩm định và đã được Hội đồng thông qua ngày vào 6/6/2020. Đây là ngành đào tạo thứ 28 của Nhà trường sẽ tuyển sinh trong mùa tuyển sinh 2020.

Hội đồng thẩm định có các chuyên gia đào tạo hàng đầu cả nước và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực Du Lịch, Nhà hàng, Khách sạn: PGS.TS. Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch, trường Đại học KHXHNV, Đại học Quốc gia Hà Nội; NGƯT. PGS.TS. Phạm Xuân Hậu - Trưởng khoa Du lịch, trường Đại học Văn Hiến TP.HCM; PGS.TS Lê Chí Công - Trưởng khoa Du lịch, Đại học Nha Trang; Ông Lê Ngọc Hà - Giám đốc Hoàng Ngọc Resort, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.

Phát biểu khai mạc hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho rằng: việc mở ngành đào tạo Quản trị khách sạn là đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt đáp ứng cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Du lịch đang được quan tâm hiện nay. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đáp ứng các điều kiện về nguồn nhân lực giảng dạy, cơ sở vật chất, nguồn lực về tài liệu, học liệu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học… phục vụ cho mở ngành đào tạo mới nói trên. Công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM có đặc trưng riêng: Sinh viên được đào tạo đầy đủ kiến thức về du lịch nói chung còn được trang bị các kiến thức về thực phẩm và khoa học ẩm thực. Việc tổ chức đào tạo này sẽ đảm bảo kiến thức ngành và liên ngành của khối Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn - Ẩm thực - Dinh dưỡng hiện nay do khoa Du lịch và Ẩm thực của Trường thực hiện.    

PGS.TS. Nguyễn Hồng Long – Chủ tịch Hội đồng phát biểu kết luận

Trong quá trình thẩm định, tất cả các thành viên hội đồng đã đánh giá cao chất lượng của đề án mở ngành Quản trị khách sạn và đưa ra một vài ý kiến yêu cầu tổ soạn thảo, biên soạn cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện thêm về tích hợp một số học phần trong chương trình khung đào tạo, điều chỉnh một số nội dung để thuận lợi cho sinh viên tham gia học kỳ doanh nghiệp theo đặc trưng đào tạo ngành Quản trị Khách sạn… Kết thúc buổi thẩm định, PGS.TS. Phạm Hồng Long - Chủ tịch Hội đồng kết luận: Hội đồng nhất trí thông qua đề án mở ngành đào tạo Quản trị khách sạn, hệ đại học của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM và tin tưởng vào chất lượng đào tạo nếu áp dụng chương trình đào tạo mà Hội đồng Thẩm định đã thông qua.

Như vậy, tính đến ngày 6/6/2020, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã có 28 ngành tuyển sinh đại học, 8 ngành đào tạo thạc sỹ và sắp tới sẽ có 3 ngành đào tạo trình độ tiến sỹ được tuyển sinh trong năm 2020.

Một số hình ảnh buổi Thẩm định Đề án:

 

 

Tin: Khoa Du lịch và Ẩm thực