Sáng nay, ngày 19 tháng 4 năm 2019 tại hội trường C của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã hân hoan tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đào tạo ngành Công nghệ Thông tin và Du lịch đáp ứng nguồn nhân lực theo cơ chế đặc thù”.

 

Ảnh 1: Toàn cảnh buổi hội thảo

 

Đến tham dự Hội thảo hôm nay, về phía Chủ toạ đoàn và Thư ký xin trân trọng chào đón:

- Về phía Chủ toạ đoàn:

PGS.TS Đỗ Phúc – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM

PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Bà Trần Thị Vân Anh - Đại diện Sở du lịch TP.HCM

TS Võ Văn Thành-Trưởng Ban Tuyên giáo quận Tân Phú

- Về phía Thư ký Hội thảo: Ths Nguyễn Thị Cẩm Tú- Giảng viên khoa Du lịch

-Về phía lãnh đạo Nhà trường, xin trân trọng chào đón:

Đồng chí Phan Xuân Cường – Bí thư Đảng ủy Nhà trường

PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Phó hiệu trưởng phụ trách Nhà trường

Cùng với sự góp mặt của Trưởng, Phó các đơn vị của Nhà trường, lãnh đạo Doanh nghiệp, các tác giả bài viết, các cán bộ giảng viên Nhà trường cùng các bạn sinh viên

 

Ảnh 2: Đại biểu tham dự hội thảo

 

Để mở đầu buổi Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn lên phát biểu khai mạc, ông chia sẻ: “ Nhà trường đang từng bước thực hiện việc xây dựng đề án đào tạo các ngành thuộc khối lĩnh vực Công nghệ thông tin và Du lịch theo cơ chế đặc thù. Cho đến thời điểm hiện tại nhà trường đã kí kết hợp tác với rất nhiều các Doanh nghiệp để triển khai đề án, tăng thời gian thực tập của sinh viên tại Doanh nghiệp tối thiểu là 30% đối với ngành Công nghệ thông tin, 50% đối với ngành Du lịch Đào tạo ngành Công nghệ Thông tin và Du lịch đáp ứng nguồn nhân lực theo cơ chế đặc thù hôm nay chúng ta sẽ trao đổi các vấn đề cụ thể như sau:

  1. Nội dung, hình thức, và quy trình đào tạo
  2. Cơ chế, chính sách ưu tiên trong quá trình đào tạo
  3. Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp, các Hiệp hội nghề nghiệp và các bên có liên quan
  4. Các hoạt động và dịch vụ khác về hỗ trợ đào tạo

Ban tổ chức Hội thảo kêu gọi sự quan tâm, đóng góp ý kiến đến từ các quý vị đại biểu, các nhà khoa học và lãnh đạo các doanh nghiệp để cùng nhà trường hoàn thiện quy trình đào tạo góp phần thực hiện sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.”

 

Ảnh 3: PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM phát biểu khai mạc hội thảo

 

Sau phần phát biểu khai mạc của PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn là trình bày tham luận của các tác giả. Trong suốt buổi Hội thảo có 4 bài được đưa ra tham luận

Bài tham luận đầu tiên với đề tài “Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong Cách mạng 4.0”. được trình bày bởi PGS.TS Đỗ Phúc. Thầy đã nhấn mạnh” mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay là việc vô cùng quan trọng”. Để thúc đẩy quá trình liên kết đó, doanh nghiệp và trường Đại học phải nhận định rõ được nội dung và trách nhiệm của mình. Từ đó phát huy tốt vai trò cầu nối giữa các bạn sinh viên và doanh nghiệp, với các Hiệp hội, thiết lập cơ chế khuyến khích , và nhà nước giữ vai trò điều phối các mối liên kết.

 

Ảnh 4: PGS.TS Đỗ Phúc – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM

 

“ Đào tạo ngành công nghệ thông tin đáp ứng nguồn nhân lực theo cơ chế đặc thù thì sinh viên sẽ nhận được những hỗ trợ nào từ phía nhà nước ?”. Đó là một câu hỏi được đặt ra.

 

Ảnh 5: Khách mời đặt câu hỏi

 

PGS.TS Đỗ Phúc- Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: “ Nhà nước khuyến khích các trường Đại học liên kết với các doanh nghiệp hiệp hội trong nước và các trường Đại học nước ngoài về đào tạo công nghệ thông tin nhầm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực. Nâng thời gia thực tập tối thiểu cho sinh viên lên 30% đối với ngành công nghệ thông tin. Các trường đại học và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng thực tập, thực hành trong thời gian sinh viên thực tập tại doanh nghiệp.

Tiếp đến là phần trình bày của Thạc sĩ Đoàn Thị Lộc - Phó Giám đốc khối Du lịch nội địa, công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist với đề tài “Vai trò của doanh nghiệp Lữ hành đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao”. Cô cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói:” con người, cơ sở hạ tầng và chiến lược là ba yếu tố rất quan trọng trong việc góp phần xây dựng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”. Để xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên khắp thế giới, thì ngành du lịch phải tập trung vào việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho ngành. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhu cầu đặc biệt cần thiết cho ngành du lịch trong bối cảnh và xu thế ngày nay.

 

Ảnh 6: Thạc sĩ Đoàn Thị Lộc - Phó Giám đốc khối Du lịch nội địa, công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist

 

Một bạn sinh viên đến từ khoa du lịch cho biết : “ Cho em hỏi đào tạo theo cơ chế đặc thù thì có phải là đầu vào phải thật sự giỏi, sử dụng thuần thục nhiều ngoại ngữ khác nhau hay không ?”

 

Ảnh 7: Một câu hỏi đến từ sinh viên

 

Thạc sĩ Đoàn Thị Lộc - Phó Giám đốc khối Du lịch nội địa. Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist trả lời : chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù không khác so với chương trình đào tạo truyền thống vì sinh viên có tối thiểu 50% thời gian học tập tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy đánh giá tay nghề cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và sẽ tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho các bạn sinh viên

Chủ đề “Nhật Cường Software trong mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp” được trình bày bởi anh Nguyễn Minh Triều - Quản lý dự án Công ty Nhật Cường Software . Anh đã trình bày vắn tắt các vấn đề tham luận sau: giới thiệu về Nhật Cường Software, môi trường tại Nhật Cường Software, Nhật Cường Software trong mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, sinh viên HuFi tại Nhật Cường Software. Anh cho biết hằng năm Nhật Cường Software đã giao lưu, tiếp đón hàng trăm sinh viên đến từ rất nhiều trường Đại học trên địa bàn TP.HCM đến thực tập tại Công ty và một số sinh viên đã dược giữ lại làm việc tại Công ty.

 

Ảnh 8: Anh Nguyễn Minh Triều - Quản lý dự án Công ty Nhật Cường Software

 

Cuối cùng, bài tham luận đã được Thạc sĩ Nguyễn Đức Chí - Nguyên phó Phòng Lữ hành, Sở Du lịch TP.HCM trình bày với đề tài “Nhu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch trong đào tạo theo cơ chế đặc thù về du lịch”. Thầy cho biết, việc nâng cao, phát triển nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch trong đào tạo theo cơ chế đặc thù là việc làm vô cùng cấp bách. Chúng ta cần có sự đầu tư chú đáo, đúng mức trong xây dựng chiến lược, nâng cao đào tạo nhân lực du lịch phục vụ trong nước và quốc tế. Để có thể nâng cao vị thế về nguồn nhân lực Việt Nam đối với thị trường lao động quốc tế.

 

Ảnh 9: Thạc sĩ Nguyễn Đức Chí - Nguyên phó Phòng Lữ hành, Sở Du lịch TP.HCM

 

Ảnh 10: PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường tặng hoa cho Đoàn Chủ tọa

 

Buổi hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp, các báo cáo tham luận và kết quả thảo luận được trình bày từ các Thạc sĩ, chuyên gia có mặt trong buổi hội thảo là cơ sở giúp Nhà trường hoàn thiện Đề án đào tạo, mặt khác kiến nghị các cơ quan tổ chức liên quan có những cách thức phù hợp góp phần phát triển nhân lực ngành Công Nghệ Thông Tin và Du Lịch theo cơ chế đặc thù nhằm đáp ứng chất lượng việc làm cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

 

Ban Truyền Thông HUFI