Sáng ngày 21/7, tại Phòng A406 Khoa Công nghệ Điện - Điện Tử đã tổ chức Hội thảo Khoa học cấp khoa “ Công nghệ Điện – Điện Tử & Xu hướng phát triển trong thời đại mới” nhằm tạo điều nhiệm để chuyên gia, doanh nghiêp, giảng viên và sinh viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm.

Quang cảnh tai buổi hội thảo

Hội thảo khoa học cấp khoa từ lâu đã trở thành diễn đàn trao đổi và chia sẻ các kết quả đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Điện - Điện Tử và Tự động hóa được khoa Công nghệ Điện - Điện Tử tổ chức thường niên.

Hội thảo vinh dự được đón tiếp:

Về phía khoa Công nghệ Điện - Điện Tử:

- ThS. Lê Thành Tới - Phụ trách Khoa

- TS. Văn Tấn Lượng - Phó khoa

- TS. Phan Xuân Lễ - Trưởng bộ môn Điện công nghiệp.

- ThS. Ngô Hoàng Ấn - Phụ trách bộ môn Điện tử.

- ThS. Nguyễn Phú Công - Phụ trác bộ môn Tự động hóa.

- PGS.TS Hồ Văn Khương - Giảng viên

Về phía doanh nghiệp Bosch Rexroth:

- Ông Lê Trí Tín – Giám đốc Kinh doanh

- Ông Đinh Ngọc Bảo Toàn – Trưởng phòng Kinh doanh

Về phía ban tổ chức:

- TS. Văn Tấn Lượng - Trưởng ban

- PGS. TS Hồ Văn Khương - Phó ban

- TS. Phạm Thị Xuân Hoa - Ủy viên

- ThS. Ngô Hoàng Ấn - Ủy viên

- ThS. Nguyễn Phú Công - Ủy viên

Cùng tập thể giảng viên khoa Công nghệ Điện - Điện Tử, các anh/ chị học viên Cao học đang theo học tại trường cùng các bạn sinh viên năng động, đam mê nghiên cứu khoa học.

Tại hội thảo các báo cáo viên lần lượt trình bày các công trình nghiên cứu trên ba lĩnh vực Kỹ thuật điện, Điện tử - Viễn Thông, Công nghệ điều khiển Tự động hóa

Lựa chọn UAV (Thiết bị bay không người lái) thu thập năng lượng: Phân tích xác suất dừng do PGS.TS Hồ Văn Khương trình bày. “Đề tài phân tích hiệu năng của hệ thống truyền thông chuyển tiếp được hỗ trợ bởi các thiết bị bay không người lái (UAV) trong đó chỉ có một UAV trong số nhiều UAV, tất cả đều có khả năng thu thập năng lượng từ tín hiệu tần số vô tuyến, được chọn làm thiết bị chuyển tiếp. Trước tiên, một công thức xác suất dừng dạng tường minh chính xác được đề xuất. Sau đó, mô phỏng Monte – Carlo được tiến hành để xác nhận độ chính xác của công thức được đề xuất. Cuối cùng, nhiều kết quả được cung cấp để minh họa ảnh hưởng của các thông số vận hành then chốt đến xác suất dừng của việc lựa chọn UAV.”

PGS.TS Hồ Văn Khương trình bày tham luận

Thiết kế bộ điều khiển LQR Backstepping cho robot hai bánh tự cân bằng do ThS. Trần Hoàn trình bày. “Bài báo cáo trình bày phương pháp thiết kế và điều khiển Robot hai bánh tự cân bằng. Việc thiết kế tập trung chính vào mô tả phần cứng, xử lý tín hiệu, thuật toán học Kalman rời rạc và thiết kế bộ điều khiển Backstepping LQT. Mục tiêu của đề tài là cân bằng Robot đồng thời điều khiển vị trí và góc nghiêng bám theo tín hiệu tham chiếu. Bộ điều khiển được đề nghị gồm hai vòng điều khiển. Vòng điều khiển thứ nhất sử dụng bộ điều khiển Backstepping để duy trì Robot ở trạng thái cân bằng, trong khi vòng điều khiển thứ hai sử dụng bộ điều khiển LQR để nghiên cứu vị trí của Robot. Mô phỏng và kết quả thực nghiệm cho thấy hệ thống điều khiển được đề xuất có khả năng đáp ứng nhanh, cân bằng tốt và ổn định.”

ThS. Trần Hoàn trả lời câu hỏi của hội đồng phản biện

Đánh giá so sánh các giải pháp cải thiện chất lượng điện năng dùng bộ lọc tích cực do Học viên cao học Nguyễn Ngọc Minh Đoàn trình bày. “Lọc tích cực đã trở thành một công nghệ bù họa tần dòng điện và bù điện áp (công suất phản kháng) cho lưới phân phối ba pha có tải phi tuyến. Đề tài trình bày tổng quan về cấu hình các bộ lọc tích cực (AF), chiến lược điều khiển, lựa chọn thành phần điện áp và dòng điện, cân nhắc kỹ thuật và lựa chọn cho các ứng dụng cụ thể. Đề tàu nhằm mục đích cung cấp một viễn cảnh rộng lớn về công nghệ AF cho các nhà nghiên cứu và kỹ sư ứng dụng đương đầu với vấn đề chất lượng năng. Các giải pháp về vấn đề chất lượng điện năng được so sánh và đánh giá để từ đó có thể thấy được khả năng vượt trội của chúng.”

Học viên Nguyễn Ngọc Minh Đoàn giới thiệu về bộ lọc tích cực

Training model for industry 4.0 do ông Lê Trí Tín – Giám đốc công ty Bosch Rexroth trình bày tham luận. “Bài tham luận trình bày một cách cụ thể về cách mạng công nghiệp 4.0, chỉ ra những ảnh hưởng tác động đến giáo dục nghề nghiệp của cách mạng công nghiệp 4.0 và trình bày Chiến lược kép tại Bosch và Bosch Rexroth, đưa ra 7 đặc điểm của nền công nghiệp 4.0 tại Bosch: Lấy con người làm gốc; nền tảng mở; ảo hóa thực tế theo thời gian thực; quản lý số hóa vòng đời; bảo vệ giá trị của hệ thống; phân phối thông minh; tích hợp nhanh và cấu hình linh động. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.”

Training model for industry 4.0

Văn Tấn Lượng – Phó trưởng Khoa Công nghệ Điện – Điện Tử phát biểu bế mạc

Giảng viên Khoa Công nghệ Điện – Điện Tử chụp hình lưu niệm cùng đại diện doanh nghiệp Bosch Rexroth

Các bạn sinh viên Khoa Công nghệ Điện – Điện Tử chụp hình lưu niệm với giảng viên

Tin: Khoa Điện - Điện tử